Tam thất, một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền, thường được đồng y áp dụng vào các bài thuốc chỉ huyết, tiêu thũng, định thống, phá huyết tán ứ, cường tráng và nhiều tác dụng khác. Nhưng với y học hiện đại, tam thất có tác dụng gì chúng ta hãy khám phá sâu hơn về các công dụng của thảo dược này trong bài viết sau đây.
Tên gọi và thông tin khoa học
- Tên gọi khác: Kim bất hoán, sâm tam thất
- Tên khoa học: Panax Pseudoginseng Wall
- Họ: Họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae)
Mô tả về cây tam thất
1. Đặc điểm của tam thất
Tam thất thuộc loại cây thân thảo, sống nhiều năm, cao khoảng 30 - 50cm. Lá kép hình mác dài, mép khía răng cưa, có lông cứng và gân ở 2 mặt lá. Lá tam thất mọc theo cụm 3 - 4 lá, có cuống chung dài khoảng 3 - 5 cm, cuống lá chét dài khoảng 1cm. Hoa mọc thành cụm, tán đơn ở phần ngọn, thân cây; hoa màu vàng lục nhạt, 5 cánh. Quả hình cầu dẹt, mọng, khi chín có màu đỏ. Hạt có màu trắng, hình cầu. hoa tam thất nở rộ vào tháng 5 - tháng 7, quả chín vào khoảng tháng 8 - tháng 10.
Hoa tam thất có tác dụng hạ huyết áp, thanh nhiệt cơ thể, phòng ngừa tai biến, giảm cân, ổn định nhịp tim, lợi sữa,… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hoa tam thất cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khi không sử dụng đúng cách.
2. Đặc điểm dược liệu
Củ tam thất được chia thành 2 loại:
- Tam thất nam có vỏ màu trắng vàng, hình dáng như quả trứng được chia thành nhiều nhánh xung quanh. Khi dùng dao để cắt vào bên trong, củ có màu trắng ngà, vị cay nóng, mùi như gừng.
- Tam thất bắc có hình dạng giống con ốc hoặc hình trụ, màu xám xanh hoặc hơi đen, bóng sáng.
3. Khu vực phân bố
Tam thất phân bố chủ yếu ở phía Bắc Việt Nam và phía Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, tam thất thường trồng ở vùng núi cao, khí hậu lạnh như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai.
4. Bộ phận dùng làm dược liệu
Hầu hết các bộ phận của tam thất đều được sử dụng để làm thuốc. Nhưng trong đó, phần rễ củ tam thất là bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu nhất.
5. Thu hoạch và sơ chế
Tam thất sau khi trồng khoảng 5 - 7 năm thì mới thu hoạch lấy củ. Mùa thu hoạch chính là mùa hè. Củ tam thất sau khi thu hoạch sẽ được mang đi rửa sạch bùn đất, cắt bỏ phần rễ con và đem đi phơi nắng hoặc sấy khô để làm dược liệu.
6. Bảo quản
Tam thất phơi sấy khô được bảo quản ở nơi có độ ẩm dưới 13%.
7. Thành phần hóa học
Trong củ tam thất có một số thành phần hóa học như:
- Saponin triterpen: Saponin A, B, C, D; Acid oleanolic; Đường khử.
- 16 acid amin khác như: phenylalanin, leucin, isoleucin, valin, prolin, histidin, lysin, cystein.
- Các chất vô cơ như Fe, Ca.
8. Bào chế
Tam thất thường được sử dụng với nhiều dạng khác nhau như tán bột, dùng tươi, ủ rượu hoặc bào chế dưới dạng viên hoàn giọt.
Vị thuốc tam thất
1. Tính vị
Tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn. Tác dụng của củ tam thất là phá huyết tán ứ, chỉ huyết, tiêu thũng định thống, bổ cường tráng,…
2. Quy kinh
Tam thất đi vào kinh Can, Vị, Phế, Tâm.
3. Tác dụng dược lý
Một số tác dụng dược lý của củ tam thất được phát hiện như sau:
- Tăng cường khả năng bảo vệ tim chống lại tác nhân gây loạn nhịp. Noto ginsenosid, một hoạt chất có trong tam thất, có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, làm giãn mạch và làm tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy.
- Tiến hành thử nghiệm trên cơ thể chuột, tam thất cũng có tác dụng cầm máu, tiêu ứ máu bên trong nội tạng và làm lành các vết thương nhanh.
- Một thí nghiệm mới đây cho thấy, tam thất có thể khắc phục chứng teo dạ dày chuột, đảo ngược sự tăng sản, chuyển sản ruột của biểu mô tuyến, làm chậm sự phát triển của khối u.
- Nhà nghiên cứu người Nga cũng phát hiện được tác dụng làm giảm huyết áp, giảm nhịp tim khi sử dụng một lượng tam thất cố định.
- Bên cạnh đó, tam thất còn có tác dụng cải thiện phản ứng miễn dịch dịch thể, giảm viêm, giảm đau và làm chậm quá trình lão hóa.
4. Liều lượng và cách sử dụng
Liều dùng tam thất khoảng 4 - 8g dạng bột, sắc nước hoặc cao lỏng. Ngoài ra, có thể dùng bột tam thất để rắc hoặc giã củ tươi để đắp.
5. Độc tính
Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào xác định độc tính cụ thể của tam thất. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng tam thất với các dược liệu khác.
Bài thuốc sử dụng củ tam thất
Để giải đáp cho thắc mắc "Tam thất chữa bệnh gì?", bạn đọc có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về các bài thuốc sử dụng củ tam thất:
- Cải thiện chứng ứ máu, bầm tím da
- Hướng dẫn sử dụng:
- Dùng khoảng 2 - 3g bột tam thất đem pha với nước ấm để uống.
- Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 6 - 8 tiếng.
Bài thuốc này giúp đánh tan tình trạng ứ máu, bầm da do té ngã.
- Cải thiện chứng đau thắt ngực
- Hướng dẫn sử dụng:
- Hòa khoảng 3-6g bột tam thất với 500ml nước ấm để uống.
- Ngày sử dụng 1 lần, uống trước hoặc sau bữa ăn.
Đối với những người bị đau thắt ngực không rõ nguyên nhân, bệnh nhân nên khám chuyên khoa và nhờ chuyên gia tư vấn cụ thể về liều lượng tam thất.
- Khắc phục chứng ra máu sau sinh
- Cách dùng:
- Tán mịn 100g bột tam thất.
- Mỗi lần dùng khoảng 8g bột tam thất hòa với nước cơm để uống.
- Ngày uống 2 - 3 lần, cho đến khi triệu chứng ra máu được khắc phục.
- Chữa suy nhược cơ thể
- Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 12g tam thất, 40g sâm bổ chinh, 40g ích mẫu, 20g kê huyết đằng, 12g hương phụ.
- Đem các nguyên liệu đi tán nhỏ, bảo quản trong lọ thủy tinh.
- Mỗi ngày dùng khoảng 30g hỗn hợp này để sắc lấy nước uống.
- Tùy vào tình trạng cụ thể mà bệnh nhân có thể sử dụng với liều lượng khác nhau.
- Cải thiện triệu chứng thiếu máu, huyết hư sau sinh
- Mỗi ngày uống khoảng 6g bột tam thất.
- Kết hợp với tam thất tần với gà ác, ăn nguyên con.
- Bài thuốc chữa rong huyết, huyết ứ, rong kinh do bế kinh
- Cách dùng tam thất:
- Chuẩn bị khoảng 4g tam thất, 12g ngải diệp, 12g ô tặc cốt, xuyên nhung, đơn bì, đương quy, đan sâm mỗi vị 8g, ngũ linh chi, một dược mỗi vị 4g.
- Cho các vị thuốc vào ấm sắc lấy nước uống.
- Kiên trì mỗi ngày 1 tháng, khoảng 1 tháng thì có thể ngưng.
- Chữa chứng đau bụng kinh, máu kinh ra nhiều
-
Bài 1:
- Thực hiện:
- Dùng khoảng 6 - 10g tam thất nam để sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu.
- Mỗi ngày uống 1 lần, trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.
- Thực hiện:
-
Bài 2:
- Thực hiện:
- Tam thất nam, hồi đầu dùng với lượng bằng nhau, sau đó đem đi tán mịn.
- Mỗi lần dùng khoảng 2 - 3g đun với nước sôi để uống.
- Ngày uống khoảng 3 lần, kiên trì khoảng 7 ngày/liệu trình.
- Thực hiện:
- Chữa chứng đau tức thắt lưng
- Thực hiện:
- Dùng bột tam thất và bột hồng nhân sâm với lượng bằng nhau, đem đi trộn đều.
- Mỗi ngày dùng khoảng 4g hỗn hợp trên để pha nước uống, chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi lần cách nhau 12 tiếng.
- Chữa chứng bạch cầu cấp và mãn tính
- Thực hiện:
- Lấy 15g đương quy, 15g xuyên khung, 6g tam thất, 10g hồng hoa, 15g xích thược đem sắc lấy nước uống.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện triệu chứng tối ưu.
Kiêng kỵ khi sử dụng tam thất
1. Đối tượng không nên sử dụng tam thất
Mặc dù tam thất có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, nhưng những đối tượng sau đây không nên sử dụng tam thất:
- Phụ nữ mang thai
- Người bị cảm lạnh
- Phụ nữ mắc chứng rong kinh nặng
2. Tương tác thuốc
Tam thất có khả năng gây tương tác hoặc phản ứng với một số nhóm thuốc như:
- Thuốc chỉ huyết, thuốc chống đông máu
- Khi sử dụng tam thất quá liều cũng rất dễ để lại tương tác thuốc hoặc gây ra triệu chứng đối kháng hoặc giao kè.
3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng tam thất
Tuy tam thất là thảo dược thiên nhiên khá lành tính. Tuy nhiên, các bác sĩ đông y cũng khuyến nghị bệnh nhân cần lưu ý đến các vấn đề sau:
- Tuyệt đối không sử dụng tam thất để điều trị bệnh trong thời kỳ cơ thể bị lạnh. Bởi bản chất của tam thất là lạnh, nên nó sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Người bị rong kinh không nên sử dụng tam thất vì nó có thể kích thích dòng chảy kinh nguyệt lâu hơn.
- Không sử dụng tam thất với các loại trà, đặc biệt là trà có hương mạnh để không làm giảm tác dụng của tam thất. Chuyên gia khuyến khích nên sử dụng riêng 1 mình tam thất để tối ưu hóa tác dụng của nó.
- Không nên sử dụng quá 9g tam thất mỗi ngày.
- Tam thất có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nên tốt nhất không sử dụng tam thất khi đang mang thai.
- Mỗi loại tam thất đều có những đặc tính chữa bệnh riêng. Tam thất nguyên có tác dụng tốt trong việc phân tám máu ứ, trong khi đó tam thất nấu chín lại có tác dụng vượt trội trong việc cải thiện chất lượng máu.
Tổng quan, tam thất là một loại thảo dược có nhiều công dụng tuyệt vời trong y học. Tuy nhiên, để sử dụng tam thất an toàn và hiệu quả, nên tuân thủ các hướng dẫn và khuyến cáo từ chuyên gia y tế.