Bốn từ đầu tiên chắc chắn khiến nhiều người lao động cảm thấy bối rối: "Bảo hiểm thất nghiệp thành phố Hồ Chí Minh". Câu hỏi đặt ra là nơi nào để giải quyết chế độ này? Những ai không biết quy trình và thủ tục có thể dựa vào các thông tin dưới đây để được nhận trợ cấp thất nghiệp một cách nhanh chóng và thuận lợi.
1. Địa chỉ văn phòng Bảo hiểm thất nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Trường hợp người lao động không rõ điều kiện, hồ sơ và quy trình hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, họ có thể trực tiếp đến Trung tâm Bảo hiểm thất nghiệp TP Hồ Chí Minh để được giải đáp và hướng dẫn.
1.1 Trụ sở Bảo hiểm thất nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh là đại diện trụ sở chính của BHTN thành phố Hồ Chí Minh. Người lao động có thể đến trực tiếp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh hoặc các cơ sở trực thuộc để giải quyết chế độ BHTN TP Hồ Chí Minh.
Địa chỉ trụ sở chính của Bảo hiểm thất nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đặt tại số 106/14D Điện Biên Phủ, P.17, quận Bình Thạnh (đi từ Hẻm 236 Điện Biên Phủ hoặc Hẻm 18 Nguyễn Cửu Vân); đường dây nóng 02835147187. Người lao động có thắc mắc có thể liên hệ trước bằng đường dây nóng để được giải đáp và hướng dẫn.
1.2 Các chi nhánh trực thuộc Bảo hiểm thất nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Ngoài trụ sở chính, người lao động cũng có thể đến các chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (các trung tâm Dịch vụ việc làm chi nhánh của thành phố) để được hỗ trợ làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể các chi nhánh gồm có:
- Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 2
- Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 3
- Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 4
- Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 5
- Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 6
- Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 7
- Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 8
- Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 9
- Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 10
- Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 11
- Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 12
2. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, tại trung tâm hỗ trợ việc làm, người lao động đủ điều kiện sẽ được giải quyết hết các chế độ việc làm sau đây:
- Trợ cấp thất nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
- Hỗ trợ học nghề.
Ngoài ra, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động là một chế độ dành cho người sử dụng lao động (Theo Điều 47, Luật Việc Làm).
3. Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại BHTN Hồ Chí Minh
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp và tư vấn học nghề, tìm kiếm việc làm tại thành phố Hồ Chí Minh, người lao động có nhu cầu có thể liên hệ các trung tâm BHTN gần nhất để được hỗ trợ.
3.1 Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp, họ nộp hồ sơ trực tiếp cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tại địa phương mà họ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Hồ sơ gồm:
- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) như: HĐLĐ/HĐLV đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc; Quyết định thôi việc/sa thải/kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ, HĐLV;...
Người lao động khi làm hồ sơ và thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cầm theo chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân để đối chiếu thông tin. Hồ sơ nộp cùng với 2 ảnh thẻ 3x4 và các giấy tờ kèm theo khác (nếu có) trong trường hợp đặc biệt.
3.2 Số điện thoại các điểm tiếp nhận hồ sơ BHTN
Dưới đây là danh sách một số số điện thoại các điểm tiếp nhận và hướng dẫn hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp. Người lao động có thể lựa chọn các Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh điểm gần nhất để tiện cho việc làm thủ tục hưởng trợ cấp của mình.
Ngoài việc sử dụng số điện thoại, người lao động cũng có thể gửi thông tin qua Email. Dưới đây là Email của các điểm tiếp nhận của trung tâm:
- Email Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 1
- Email Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 2
- Email Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 3
- Email Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 4
- Email Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 5
- Email Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 6
- Email Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 7
- Email Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 8
- Email Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 9
- Email Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 10
- Email Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 11
- Email Trung tâm Dịch vụ việc làm quận 12
3.3 Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
Theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động có nhu cầu học nghề phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 2, Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP. Căn cứ vào từng trường hợp của người lao động, hồ sơ cần nộp khác nhau:
(1) Trường hợp 1: Người lao động đang chờ kết quả giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và có nhu cầu học nghề tại địa phương mà họ đang chờ kết quả hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề bao gồm:
- Đề nghị hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 61/2020/NĐ-CP.
(2) Trường hợp 2: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và có nhu cầu học nghề tại địa phương khác với nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề bao gồm:
- Đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định.
- Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu).
(3) Trường hợp 3: Người lao động không thuộc trường hợp nêu ở (1) và (2), hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề gồm:
- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP.
- Sổ bảo hiểm xã hội.
Người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không đáp ứng đủ điều kiện hưởng, hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề bao gồm:
- Đề nghị hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 61/2020/NĐ-CP.
- Thông báo của trung tâm Dịch vụ việc làm về việc người lao động không đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Lưu ý: Bảo hiểm thất nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và các chi nhánh sẽ tư vấn và giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Đồng thời, các trung tâm Dịch vụ việc làm tại TP Hồ Chí Minh và các chi nhánh sẽ hỗ trợ người lao động giải quyết chế độ hỗ trợ học nghề, do đó người lao động hoàn toàn có thể đến các địa chỉ đã được cung cấp ở trên để nộp hồ sơ.
Đến đây, eBH đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin mới nhất về Bảo hiểm thất nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Người lao động lưu ý đến các cơ sở gần nhất để được hỗ trợ giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Hiện tại, người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia để tiết kiệm thời gian, công sức và đơn giản hóa các thủ tục hành chính.