Tour miền trung

Đọt Chuối Non

MAI THỊ NHUNG

Trong kho tàng âm nhạc dân gian của các tộc người Tây Nguyên, dân ca chiếm một vị trí đáng kể. Trong suốt thời gian đất nước được chia tạm thời thành hai miền, những...

Trong kho tàng âm nhạc dân gian của các tộc người Tây Nguyên, dân ca chiếm một vị trí đáng kể. Trong suốt thời gian đất nước được chia tạm thời thành hai miền, những người con Tây Nguyên đã mang trong tâm hồn mình những nỗi đau đáu về quê hương đầy âm thanh của gió và rừng nguyên sinh. Dân ca của các dân tộc Tây Nguyên đã truyền bá và phổ biến rộng rãi, mỗi dân tộc mang trong mình một tính cách và chất liệu âm nhạc dân gian độc đáo và phong phú.

Dân ca là hơi thở của con người, như một miếng cơm nướng thơm trong ống tre trên bếp lửa hồng, như bầu nước suối trong mát ngọt lành. Dân ca không chỉ quen thuộc mà còn gắn bó hàng ngày với cuộc sống của bà con các dân tộc thiểu số. Điều đặc biệt ở đây là nó nằm trong tâm thức và trong máu thịt của mỗi con người, nên các nghệ nhân không chỉ có giọng hát hay mà còn biết ứng tác qua những làn điệu sẵn có, tạo nên những nội dung mới rất có vần có điệu.

Các cán bộ thông tin muốn động viên thanh niên đi nghĩa vụ quân sự bằng lời hát? Chẳng có vấn đề gì! Chị cộng tác viên dân số muốn vận động kế hoạch hóa gia đình? Đợi một chút, chờ xíu đã! Đoàn kết dân tộc à? Kêu gọi sản xuất hả? Chỉ cần nói vậy thôi! Còn về đề tài tình yêu, thì muôn thuở, lúc nào cũng có thể cất lên say đắm.

Dân ca Tây Nguyên là như vậy. Những lúc nghỉ ngơi tránh nắng trưa dưới bóng cây knia trên rẫy, những khi ngừng tay cắt lúa trên đồng, đêm trăng sáng gái trai gọi nhau nơi đầu sàn, các lễ cầu cúng Yang diễn ra thường xuyên theo nông lịch... chính là dịp để tụ họp và không thể thiếu những lời hát cất lên.

Có thể chia dân ca các dân tộc Tây Nguyên ra thành hai thể loại chính: Loài hát nói và loài hát có nhịp điệu.

Thể loại hát nói phổ biến nhất là phương tiện thể hiện trường ca - sử thi. Người Mnông ở Đắk Lắk còn có thể loại hát - kể gia phả bằng văn vần rất độc đáo, mà hầu như dòng họ nào cũng có người thuộc lòng để tránh sự kết hôn nhầm lẫn giữa những người trong cùng một họ.

Hát nói thường không có nhạc cụ đệm, như một thứ tự sự, nghĩ gì nói đấy, với khách đến thăm, với cha mẹ già héo, với người thân đi về thế giới bên kia, dặn dò con cháu những điều hay lẽ phải, phán xử theo luật tục, bày tỏ niềm vui mừng, nỗi buồn bã với bất cứ sự việc gì diễn ra trong làng buôn, kon, plei, bon hay trong gia đình.

Ngược lại, những bài dân ca có nhịp điệu thường được đệm bằng các loại nhịp cây, trống, đàn năm... rộn ràng.

Nội dung của các bài dân ca rất đa dạng, bất cứ một điều gì trong cuộc sống cũng có mặt trong lời hát. Chỉ cần có một cuộc tụ tập, một chút rượu để lảm nhảm, hoặc đơn giản là có cả nam và nữ ngồi cạnh nhau, là đã có thể khởi hứng cho ca hát.

a) Dân ca trong lao động sản xuất:

Đại đa số các dân tộc ở Tây nguyên sản xuất theo phương thức luân canh nương rẫy, chọc lỗ tra hạt, và theo tín ngưỡng "vạn vật hữu linh". Do đó, việc cúng kiến các Yàng để cầu cho mùa màng tươi tốt là điều không thể thiếu. Những bài cầu cúng trong các lễ nghi theo nông lịch cũng có xuất xứ giai điệu từ dân ca và là nguồn gốc của thể loại hát-kể trường ca.

Để cúng thần đất khi lập buôn, người chủ làng khấn:

"Tôi dẫn dắt gia đình, Tôi dẫn dắt làng buôn, Cầu thần chớ nói lời giận dữ, Cầu thần chớ mắng mỏ thân tôi." (Bài cúng Mnông)

Trong lễ cúng hồn luá, phải cầu xin:

"Búi rơm cho to tựa tranh lợp nhà, Hỡi hạt thóc to, Hỡi hạt thóc bé, Nay mau về với ta." (Bài cúng K'Ho)

Đầu mùa sản xuất phải có lễ cầu mưa:

"Buôn đằng Đông mây lui nhanh xuống, Buôn đằng Tây mây cuốn nhanh lên, Ước sao cho được trận mưa to, Ước sao cho được cả mưa rào." (Bài cúng Ê Đê)

Đến lúc gieo hạt lại phải cầu xin:

"Này rượu một ché, gà một con, Gà Yàng ăn gan, rượu Yang ngậm cần, Yang thêm bông cho lúa, thêm hạt cho kê, Sâu ở gốc rễ hãy bắt sạch trọn, Mọc lên được búp, đục nên được trái." (Bài cúng Jrai)

Được mùa lớn phải tạ ơn, hiến sinh bằng trâu:

"Tiết trâu đã xoa lên đầu, Cho dân làng sống lâu khỏe mạnh, Cho đầy chòi lúa bắp." (Bài cúng Sê Đăng)

Phổ biến nhất là khi nghỉ ngơi, người ta đều có thể ca hát, giống như các hình thức hát ví, hát lý, hát đố trong lao động sản xuất của người Việt.

b) Dân ca trong cuộc sống đời thường:

Nhiều dân tộc Tây Nguyên có hệ thống luật tục bằng văn vần, do những người thông thái trong buôn, plêi nắm giữ. Khi có việc xảy ra trong cộng đồng cần có sự phân xử, họ đứng ra thay mặt chủ làng "cầm cân nảy mực". Đây là sự tập hợp những câu răn dạy về phương thức đối nhân xử thế giữa cá nhân với cộng đồng, với thiên nhiên, như lời người già hay cha mẹ Ê Đê dạy con cái:

"Con gái phải biết rõ thân họ, Con trai biết rõ thân ta, Bò trâu biết ai là chủ."

Đi câu cá ngưòi Ktu hát:

"Vừa thả lưới, vừa bơi, Cá mắc vào lưới, Trắng như bã mía rơi."

Ngụ ý rằng "Ăn" ong trên rừng cũng thành lời ca:

"Ong như lúa vãi, Ong giống rũ nằm cho đông, Leo lên tận ổ Ktưng, Lấy cho hết mật rừng, mật cây." (Dân ca Ê Đê)

Đến cơn ho cũng được hát thành lời:

"Cơn ho khóc khóc, Cơn ho trăng cho, Cơn ho đầy trời, Cơn ho đầu rừng." (Dân ca Mnông)

Nhiều nhất, hay nhất là những bài hát đố, hát giao duyên. Chỉ cần ngồi kề bên nhau, hát lên một câu là có người đối đáp lại ngay. Ngắm người yêu, chàng trai Bahnar ca ngợi:

"Em thắm đẹp như hoa cheng rét, Tóc như suối nguồn êm trôi, Cuối rừng anh nhìn em ngẩn ngơ."

Nếu không lấy được nhau thì họ dám thề thốt:

"Hai ta chết sẽ nằm chung một hòm, Em hoá thành thần chớp sáng, Anh hoá thành thần sét thét vang." (Dân ca Ê Đê)

Trong lễ cưới cũng có sự hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái:

Nhà gái thách thức:

"Hai sừng trâu cong vút đều nhau, Con trâu mộng béo tròn, Nhiều tấm vải sặc sỡ."

Nhà trai đáp:

"Chúng tôi có nhiều cồng chiêng, Có nồi to, nồi nhỏ, Gả con cho chúng tôi, Sẽ trọn đời chung sống." (Dân ca Ca tu)

Nội dung của các bài dân ca của dân tộc Tây Nguyên có thể đề cập tới mọi vấn đề liên quan đến đời sống con người, với rất nhiều làn điệu khác nhau, đặc biệt là thể loại hát nói. Hát nói cũng chính là một trong những đặc trưng riêng của các dân tộc miền núi Việt Nam, hầu như dân tộc nào cũng có. (Điều này đã được chứng minh qua những cuộc "Liên hoan hát dân ca các dân tộc Việt Nam" do Đài TNVN và Đài THVN tổ chức từ 1998 và đã nhiều năm). Có rất nhiều nội dung và làn điệu, nhưng đỉnh cao của hát nói, hát kể chính là thể loại trường ca.

Trước khi đất nước hoàn toàn giải phóng, đi đến thống nhất, chúng ta vẫn thường biết đến dân ca, dân nhạc Tây Nguyên qua thang âm ngũ cung: "Son si đo mi pha son" có những quãng nửa cung rất ấn tượng.

Rất nhiều nhạc phẩm của các tác giả không công tác ở Tây Nguyên, nhưng yêu thích âm nhạc Tây Nguyên, thường dựa trên thang âm ngũ cung này. Nhưng thực ra, thang âm trên chỉ là đặc trưng âm nhạc của hai dân tộc có khu vực cư trú tương đối đan xen và gần kề với nhau là Jrai và Bana mà thôi. Riêng các dân tộc Ê Đê, Mnông, K'Ho, Mạ... có những thang âm riêng, không có nhiều những quãng nửa cung liền bậc như Jrai và Bânar.

Mỗi một dân tộc thiểu số Tây Nguyên, đều có thang âm riêng tiêu biểu cho dân nhạc của mình. Thanh âm đô mi pha sol si chỉ là thang âm thường được dùng nhất trong âm nhạc dân gian Bana và Jrai, chứ không phải là đặc trưng của tất cả dân ca Tây Nguyên.

Linh Nga Niê Kdăm

TĐH: Sau đây mời các bạn thưởng thức một số dân ca Tây Nguyên trên Youtube:

1