Không thể không nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) khi nói về vùng đất phát triển và sầm uất nhất Việt Nam. Trong thế giới ẩm thực của thành phố này, có một điều đặc biệt là sự hội tụ của nhiều nền văn hóa âm thực lâu đời. Chúng ta cùng Western dạo quanh một vòng và khám phá những tinh hoa trong ẩm thực Sài Gòn.
Một ẩm thực Sài Gòn đặc sắc và phong phú
Ẩm thực là hệ thống đặc biệt, bao gồm quan niệm của con người, nghệ thuật bếp núc, chế biến thức ăn cũng như thói quen và nếp sinh hoạt. Mỗi vùng miền thường đặt tên theo văn hóa hoặc theo địa danh để nói lên những đặc trưng riêng về nền ẩm thực địa phương.
Ẩm thực Sài Gòn là sự giao thoa của nhiều luồng văn hóa không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Với ẩm thực của người Sài Gòn, đó không chỉ đơn giản là vấn đề ăn uống và chế biến các món ăn mà còn là tập tục, thói quen và văn hóa tinh thần của con người. Sự sầm uất, nhộn nhịp và phát triển của Sài Gòn đã thu hút những người dân từ mọi miền đổ về. Họ đến và mang theo những công thức đặc biệt về món ăn địa phương nơi họ sinh ra.
Không chỉ vậy, nền ẩm thực từ các nước trên thế giới bao gồm Trung Quốc và một số quốc gia phương Tây đã có sự du nhập vào Sài Gòn từ thuở xa xưa. Chính vì những yếu tố khách quan này cùng với sự tiếp thu, sáng tạo kết hợp với phương thức và món ăn truyền thống đã tạo nên một nền ẩm thực Sài Gòn vô cùng đặc săc và phong phú.
Những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Sài Gòn
Sài Gòn là tên gọi trước đây của thành phố Hồ Chí Minh, nhưng ngày nay người ta vẫn sử dụng cái tên này, nhất là khi nói đến những nét văn hóa truyền thống. Trong tâm thức của mỗi người dân Sài Gòn thì đây là một thành phố không ngủ. Bất kể là bạn ra đường vào khung giờ nào cũng đầy ắp người hoạt đông. Để tìm một quán ăn ở Sài Gòn là khá dễ dàng bởi quán xá mọc lên rất nhiều và dường như mở cửa 24/24. Do vậy mà tại thành phố hoa lệ này, bạn sẽ không quá khó để nhận diện về những nét đặc trưng trong ẩm thực Sài Gòn - Nam Bộ như sau:
1. Ẩm thực Sài Gòn: Sự giao thoa ẩm thực
Nét đặc trưng về văn hóa ẩm thực tại thành phố hoa lệ bậc nhất Việt Nam được ví như một nổi lâu thắm cẩm. Nơi đây quy tụ và kết tinh rất nhiều xu hướng văn hóa không chỉ từ các địa phương khác mà còn có những quốc gia khác.
Sài Gòn được xem là trung tâm ẩm thực cho cả khu vực Đông Nam Bộ và là điểm giao thoa giữa Bắc - Nam, Đông - Tây. Từ những năm của thế kỷ 18 cho đến nay, khu vực Hòn ngọc Viễn Đông đã đón nhận những luồng văn hóa ẩm thực từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Nhật, Úc,... Do đó, chỉ cần đến với mảnh đất Sài Gòn, thực khách đã có thể trải nghiệm gần như toàn bộ những nền ẩm thực của các nước khác mà chẳng cần phải di chuyển đâu xa xôi hay sang tận nước bạn để thưởng thức.
2. Ẩm thực Sài Gòn xưa
Đến với thành phố không biết nghỉ tại Việt Nam, bạn sẽ thấy một nơi hoành tráng, nguy nga và kiêu hãnh. Những tòa nhà chọc trời, những con đường đông nghịt người, hàng quán, phố xá mọc lên mọi nơi với đủ tất cả các hình thức kinh doanh.
Mặc dù phát triển hiện đại một cách vượt bậc so với các tỉnh, thành khác trong cả nước nhưng Sài Gòn không hề mất đi những nét văn hóa truyền thống. Một Sài Gòn xưa luôn hiện lên trong mắt bao người với những ký ức tuổi thơ từ các món quen thuộc, dân dã.
Hủ tiếu là món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa, du nhập đầu tiên vào Việt Nam tại Sài Gòn. Vị thanh mát, đậm đà, pha trộn cùng nhiều loại nguyên liệu đã làm nên hủ tiếu Sài Gòn gắn liền với con người nơi này suốt bao năm tháng lịch sử. Những xe hủ tiếu mai che đơn sơ bốc khói nghi ngút dọc các vỉa hè, lề đường đã trở thành hình ảnh đi sâu vào ký ức của người Sài Gòn.
3. Ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay
Nói đến hào nhoáng và hiện đại, người ta sẽ nghĩ đến cái tên thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực chất, mọi du khách trong và ngoài nước, khi muốn nói đến văn hóa ăn uống của con người nơi đây lại quen gọi là ẩm thực Sài Gòn. Vì cách gọi này gần như bao hàm cả những nét đặc trưng, nghệ thuật ăn uống và thể hiện ý nghĩa lịch sử theo năm tháng của người dân.
Nếu nói đến ẩm thực của người Sài Gòn ngày nay, với những hội nhập và phát triển theo nhịp sống hiện đại, các món ăn cũng đã có sự chuyển mình không ngừng. Bên cạnh nền ẩm thực xưa cổ thì các món đơn giản, hẻ phố thể hiện sự năng động, thu hút giới trẻ như bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, các loại gỏi, ốc, xiên chiên, xôi cốc lắc,...
Bên cạnh đó, những con đường ăn uống tổng hợp các món ăn vặt, món ăn đường phố hay những đặc sản nổi tiếng của các địa phương và quốc gia khác như trà sữa, há cảo, bún thịt nướng, lẩu, đồ nướng, bún bò Huế, mì Quảng, xôi gà, bánh bèo, nậm, lọc,... Chính sự đa dạng từ món ăn truyền thống cho đến hiện đại cùng với những biến tấu độc đáo đã làm nên một nền ẩm thực Sài Gòn ngày nay vô cùng đa dạng.
4. Ăn mọi lúc, mọi nơi
Đến với Sài Gòn, bạn có thể dễ dàng tìm thấy một quán ăn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Cũng giống như con người Sài Gòn "không ngủ", thành phố "không mệt", các hàng quán được mở mọi nơi bất kể là ngày hay đêm.
Mặc dù các hàng quán đều nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu con người nhưng điều này cũng tạo nên một đặc điểm rất riêng của Sài Gòn. Ở những tỉnh thành khác, thường thì vào khoảng thời gian càng về đêm, bạn càng khó tìm ra những nơi bán đồ ăn để phục vụ cho chiếc bụng đang đói. Nhưng tại Sài Gòn thì khác, những quán ăn đêm vỉa hè có rất nhiều. Vì vậy bạn không cần phải lo lắng chạy hết đường này, ngả khác chỉ vì muốn kiếm một món ăn nào đó nhằm xua tan cơn đói.
5. Những món ăn nổi tiếng khi nói đến ẩm thực Sài Gòn
Nói về ẩm thực thì không thể nào bỏ qua các món ăn tạo nên nét riêng mà chỉ cần nghĩ đến Sài Gòn, người ta sẽ kể ngay về nó.
Bánh mì Sài Gòn: Không chỉ riêng Sài Gòn mà bánh mì đã là một trong những nền văn hóa nổi tiếng của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Bánh mì gần như có mặt ở mọi nơi trên lãnh thổ nhưng từng vùng miền lại có những thói quen, cách kết hợp khác nhau.
Phở Sài Gòn: Một trong những món ăn mà không ít người phải trầm trồ khi nói đến ẩm thực Sài Gòn là phở. Đây cũng là một món đặc trưng làm nên tên tuổi cho nền ẩm thực Việt trên trường quốc tế. Nếu phở Hà Nội mang hương vị đậm đà thì tại Sài Gòn, vị ngọt dịu với chút cay nồng, nhẹ nhàng của ớt sừng lại là điều khiến con người ta vấn vương.
Cơm tấm Sài Gòn: Cơm tấm là một món ăn làm nên vẻ đẹp độc đáo cho văn hóa ẩm thực của người Sài Gòn. Cơm tấm Sài Gòn được làm từ những hạt gạo bị vỡ khi xay xát ăn kèm một miếng sườn lớn nướng và một ít dưa leo, cà chua.
Bánh tráng trộn Sài Gòn: Một trong những món ăn thương hiệu mà bất kỳ người trẻ nào đến với Sài Gòn cũng đều nhất định phải thử bằng đường là bánh tráng trộn. Cách làm bánh tráng trộn khá đơn giản với sự kết hợp của các nguyên liệu là bánh tráng, táo tàu, rong biển, bò khô, xoài, trứng cút, hành phi,... tất cả sẽ được trộn lẫn với loại nước sốt me chua ngọt và rau răm. Bánh tráng trộn Sài Gòn đôi khi có thể thay đổi một số nguyên liệu theo công thức người bán. Cái lạ miệng, thơm ngon lại cần bằng các vị của bánh tráng trộn với những chiếc ghế cốc bên gánh hàng rau đã không còn trở nên xa lạ với người Sài Gòn. Đặc biệt với những người trẻ xa quê, đây chính là kỉ niệm tuyệt vời bên bạn bè ở lứa tuổi mới lớn mà suốt cuộc đời cũng không được đánh mất.
Phá lấu Sài Gòn: Phá lấu là món ăn nổi tiếng bắt nguồn từ Trung Quốc. Sau khi du nhập, phá lấu được người Sài Gòn tiếp thu và biến tấu. Phá lấu ở Sài Gòn có thể làm từ nội tạng động vật như bò, gà vịt,... kết hợp với các loại củ là cà rốt, khoai tây, su hào. Hương vị đặc biệt của các loại gia vị kết hợp, ăn kèm với bánh mỳ, phần nước chấm đậm đà đã khiến tạo nên một món ăn độc đáo của người