Trong không khí hân hoan chào đón năm mới, rất nhiều lễ hội tết được tổ chức ở khắp mọi vùng miền đất nước. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để du khách thực hiện các chuyến du xuân đầu năm. Cùng điểm qua các lễ hội ở Việt Nam tổ chức dịp đầu năm mới trong bài viết dưới đây!
1. Lễ hội Tết cổ truyền Việt Nam hấp dẫn - hội chùa Hương
Địa điểm tổ chức: Chùa Hương, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
Thời gian diễn ra: Ngày 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch
Lễ hội chùa Hương là một trong số các lễ hội Tết cổ truyền nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam. Lễ hội chùa Hương thu hút đông đảo du khách về hành hương cõi Phật, chiêm ngưỡng khung cảnh non nước hữu tình. Trước khi khai hội, phần lễ sẽ được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch. Trong phần lễ, hai quả pháo lớn sẽ được rước từ nhà đám trưởng ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người. Trong phần hội, nhiều hoạt động văn hóa thể thao sôi động, phấn khởi sẽ được tổ chức.
2. Lễ hội Tết Nguyên Đán - rước pháo làng Đồng Kỵ
Địa điểm tổ chức: Làng Đồng Kỵ, Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh
Thời gian diễn ra: Ngày 4 đến ngày 7 tháng Giêng âm lịch
Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ là lễ hội Tết được tổ chức để tưởng nhớ, tái hiện lại hình ảnh đức thánh Thiên Cương ra quân đánh giặc Xích Quỷ. Lễ rước pháo làng Đồng Kỵ được tổ chức với các hoạt động chính là rước sách tế lễ, rước và đốt pháo, dô ông đám,... Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian cũng được tổ chức song song trong thời gian diễn ra lễ hội.
3. Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn
Địa điểm tổ chức: Tiên Sơn, Duy Tiên, Hà Nam
Thời gian diễn ra: Ngày 5 đến ngày 7 tháng Giêng âm lịch
Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn là một nét đẹp văn hóa thể hiện sự hướng về nguồn cội, có lịch sử lâu đời. Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn được tổ chức với hai phần chính là phần lễ và phần hội. Ở phần lễ, có rất nhiều lễ được tổ chức liên tục như lễ cáo yết Thành Hoàng, lễ rước nước lên chùa Đọi, lễ tịch điền... Ở phần hội, rất nhiều hoạt động thể thao giải trí, trò chơi dân gian hay gian trưng bày sản phẩm, đồ lưu niệm.
4. Lễ hội ngày Tết ở miền Bắc - lễ hội Gò Đống Đa
Địa điểm tổ chức: Gò Đống Đa, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian diễn ra: Ngày 5 tháng Giêng âm lịch
Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ tới những chiến tích lẫy lừng của vua Quang Trung. Những hồi trống, chiêng vang lên báo hiệu phần lễ bắt đầu với lễ rước thần mừng chiến thắng trong không khí tưng bừng, hân hoan. Khi đám rước về đến nơi sẽ bắt đầu lễ dâng hương, lễ cầu siêu và khai hội. Phần hội của lễ hội Gò Đống Đa sẽ tái hiện lại quá trình dựng nước, giữ nước của vua Quang Trung và tổ chức nhiều trò chơi dân gian đua tài, đua trí.
5. Lễ hội Tết nhảy của người Dao
Địa điểm tổ chức: Nhà trưởng tộc người Dao, sapa
Thời gian diễn ra: Mùng 1 và mùng 2 tháng Giêng âm lịch
Lễ hội Tết nhảy là nét văn hóa độc đáo vào dịp Tết của người Dao đỏ. Lễ hội bao gồm 14 điệu nhảy đặc trưng, mỗi điệu nhảy đại diện cho tâm tư, tình cảm của người Dao. Ý nghĩa của những điệu nhảy là chào đón năm mới, xua tan xui xẻo và thể hiện sự mạnh mẽ của trai tráng và sự mềm mại của phụ nữ Dao. Trong lễ hội còn có các nghi lễ rước tượng tổ tiên và các điệu nhảy dâng lễ vật. Đồng thời, cả dòng họ sẽ ăn uống, đốt lửa vui chơi suốt đêm và hát hò, nhảy múa, hàn huyên cùng nhau.
6. Lễ hội Tết Yên Tử Quảng Ninh
Địa điểm tổ chức: Chùa Yên Tử, Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh
Thời gian diễn ra: Ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch
Cùng với lễ hội chùa Hương, lễ hội Yên Tử cũng là lễ hội Tết nổi tiếng, thu hút du khách thập phương tới dâng hương, vãn cảnh. Lễ hội chùa Yên Tử thể hiện nét đẹp hòa quyện giữa lịch sử và thiên nhiên. Khu di tích Yên Tử bao gồm hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây tự nhiên đã trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn. Du khách tới tham dự lễ hội Yên Tử đều hướng tới Chùa Đồng linh thiêng để chiêm bái, cầu bình an, phúc đức.
7. Lễ hội ngày Tết ở miền Trung - hội Cầu Ngư
Địa điểm tổ chức: Miếu Thuyền, Thanh Khê, Đà Nẵng
Thời gian diễn ra: Ngày 14 đến 16 tháng Giêng âm lịch
Lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng hay còn được biết đến là lễ hội Cá Ông, lễ tế cá Voi, là lễ hội Tết có truyền thống lâu đời. Ý nghĩa của lễ hội nhằm thể hiện sự tôn kính tới bậc tiền nhân và để cầu thời tiết mưa thuận gió hòa, đánh bắt thuận lợi. Lễ hội gồm phần lễ có các bàn tế được trang hoàng trang nghiêm, rực rỡ và các cụ cao tuổi có uy tín sẽ chủ trì lễ tế. Phần hội rộn ràng, tưng bừng với nhiều hoạt động trò chơi dân gian, văn hóa nghệ thuật.
8. Hội vật làng Sình Huế
Địa điểm tổ chức: Làng Lại Ân, Phú Mậu, Huế
Thời gian diễn ra: Ngày 10 tháng Giêng âm lịch
Làng Lại Ân hay còn gọi là làng Sình có hội vật là lễ hội Tết nổi tiếng, góp phần thu hút đông đảo du khách tới du lịch Huế. Hội vật làng Sình Huế thể hiện tinh thần thượng võ, khích lệ rèn luyện sức khỏe và cũng là hoạt động truyền thống để cầu bình an, mưa thuận gió hòa. Hội vật bao gồm phần lễ trang nghiêm tổ chức tại đình làng và phần hội sôi động với các trận đấu vật theo nguyên tắc riêng. Đặc trưng của hội vật làng Sình Huế là mọi khán giả đều có thể đăng ký tham gia.
9. Lễ hội Đống Đa Bình Định
Địa điểm tổ chức: Bảo tàng Quang Trung, Tây Sơn, Bình Định
Thời gian diễn ra: Mùng 4 và mùng 5 tháng Giêng âm lịch
Lễ hội Tết lớn nhất cả nước vào dịp đầu xuân năm mới có thể nhắc tới lễ hội Đống Đa - Tây Sơn ở Bình Định. Lễ hội được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ anh hùng Quang Trung và các văn thần, võ tướng đã đánh đuổi 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh. Phần lễ mang đậm không khí long trọng, hào hùng gồm các nghi lễ đọc sớ tế, dâng hương và dâng hoa. Phần hội tổ chức nhiều màn múa võ hoành tráng cùng nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật sôi động.
10. Lễ hội Tết ở miền Nam - hội đền Đức Thánh Trần
Địa điểm tổ chức: Đền thờ Đức Thánh Trần, Quận 1, Hồ Chí Minh
Thời gian diễn ra: Ngày 8 đến ngày 10 tháng Giêng âm lịch
Lễ hội Tết quan trọng ở miền Nam không thể không nhắc đến hội đền Đức Thánh Trần. Hội đền Đức Thánh Trần được tổ chức hàng năm với ý nghĩa tri ân công đức của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và giáo dục lịch sử truyền thống cho thế hệ trẻ. Lễ hội được tổ chức trong không gian trang trọng, không khí trang nghiêm. Đến tham gia lễ hội, du khách có thể dâng hương cúng bái và tìm hiểu lịch sử qua các thông tin được ghi trên phù điêu trong đền thờ.
11. Lễ hội Tết Nguyên Tiêu ở Hội An
Địa điểm tổ chức: Các di tích tín ngưỡng ở Hội An
Thời gian diễn ra: Ngày 14 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch
Lễ hội Tết Nguyên tiêu ở Hội An là một trong những lễ hội ở Hội An hấp dẫn du khách, mang đậm nét truyền thống văn hóa bản địa. Ý nghĩa của lễ hội là dịp để người dân, du khách cúng tế cầu bình an, xin tài lộc và cũng là dịp để cộng đồng cư dân gặp gỡ. Trong thời gian diễn ra lễ hội cũng có rất nhiều hoạt động đặc sắc được tổ chức như thả đèn hoa đăng, chơi bài chòi, bịt mắt đánh trống. Lễ hội Tết Nguyên tiêu cũng là dịp thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới du lịch Hội An.
12. Lễ hội Dinh Bà Ông Lang Phú Quốc
Địa điểm tổ chức: Dinh Bà Ông Lang, Cửa Dương, phú quốc
Thời gian diễn ra: Ngày 18 và ngày 19 tháng Giêng âm lịch
Các lễ hội độc đáo ở Phú Quốc là một trong những lý do thu hút đông đảo du khách tới du lịch phú quốc. Vào dịp đầu xuân năm mới, lễ hội Dinh Bà Ông Lang Phú Quốc được tổ chức rất trang trọng với ý nghĩa tưởng nhớ công lao của vợ chồng anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Lễ hội cũng đồng thời là dịp để du khách cùng người dân bản địa cầu sức khỏe, bình an, cuộc sống no đủ. Các hoạt động rước nước, cúng bái được tổ chức trong phần lễ còn các hoạt động trò chơi, biểu diễn được tổ chức trong phần hội.
Các lễ hội Tết dịp đầu xuân năm mới đều được tổ chức trong không khí hân hoan, phấn khởi và sôi động. Đồng thời, mỗi lễ hội đều mang một nét riêng sẽ đem lại trải nghiệm đặc sắc, mới lạ và thú vị cho du khách. Qua các thông tin trên bài viết, hy vọng bạn đã biết thêm nhiều lễ hội đặc sắc và có kế hoạch hoàn hảo cho chuyến du lịch du xuân năm nay!