Xem thêm

Bật mí 4 thủ thuật nhiếp ảnh ẩm thực đẹp như chuyên gia

MAI THỊ NHUNG
Sự phát triển của mạng xã hội đã tạo ra một làn sóng mới về chụp ảnh F&B. Không chỉ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp mà cả những người đam mê ẩm thực cũng muốn...

Sự phát triển của mạng xã hội đã tạo ra một làn sóng mới về chụp ảnh F&B. Không chỉ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp mà cả những người đam mê ẩm thực cũng muốn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật cho riêng mình. Tuy nhiên, để tạo ra những bức ảnh thực sự đẹp và ấn tượng không phải là điều dễ dàng. Hãy cùng điểm qua 4 thủ thuật nhiếp ảnh ẩm thực quan trọng nhất quyết định sự thành công của bạn.

Mẹo chọn góc chụp trong nhiếp ảnh ẩm thực

Một bức ảnh đẹp và hài hòa đôi khi chưa đủ, một bức ảnh thu hút và để lại ấn tượng mới là thành công thật sự. Và trong nhiếp ảnh ẩm thực góc chụp chính là nhân tố tạo nên điều đó. Đây được xem là một yếu tố quan trọng nhất góp phần tạo nên tính thẩm mỹ cũng như mang đến những cảm xúc khác nhau cho người xem. Mỗi góc chụp sẽ đem đến một góc nhìn về món ăn. Thông thường mọi người sẽ lựa chọn những góc chụp sau:

Góc chụp từ trên xuống

Đây là một trong những góc chụp phổ biến trong nhiếp ảnh F&B. Với góc chụp này, bạn cần phải đặt máy ảnh cao hơn so với chủ thể bức ảnh. Khi chụp từ trên xuống, người nhiếp ảnh có thể tạo ra một bức hình tổng quan về món ăn và cách bày trí của nó. Đồng thời, góc chụp này cho phép mọi người thấy được các chi tiết nhỏ hơn, tạo sự cân bằng và đối xứng, đặc biệt là khi món ăn được đặt ở vị trí trung tâm. Thêm vào đó, khi bức ảnh được chụp từ trên xuống, người xem có thể cảm nhận được sự tương tác giữa các thành phần trong món ăn một cách rõ ràng hơn. Điều này giúp tăng sự quan tâm cũng như thu hút sự chú ý.

Bật mí 4 thủ thuật nhiếp ảnh ẩm thực đẹp như chuyên gia Caption: Bức ảnh thực hiện với góc chụp từ trên xuống thể hiện tổng quan về món ăn và cách bày trí của nó (Nguồn ảnh: Chimkudo Studio)

Góc chụp ngang

Thường mọi người chọn góc chụp này khi muốn thể thể hiện món ăn một cách chi tiết và rõ ràng từ các thành phần đến kết cấu và màu sắc của món ăn. Ngoài ra góc chụp ngang cũng cho phép người xem cảm nhận được món ăn như thể họ đang nhìn trực tiếp vào nó, giúp tăng tính chân thực cho bức ảnh. Nếu như chụp từ trên cao xuống tạo cảm giác rộng lớn thì góc chụp ngang thường có độ tập trung và đánh vào chi tiết hơn.

Bật mí 4 thủ thuật nhiếp ảnh ẩm thực đẹp như chuyên gia Caption: Bức ảnh thực hiện với góc chụp ngang giúp tập trung vào độ chi tiết của món ăn (Nguồn ảnh: Carla A McMahon)

Góc chụp 3/4

Chụp góc 3/4 là cách chụp ảnh đặt máy ảnh ở một vị trí nghiêng so với chủ thể của bức ảnh, tạo ra một góc nhìn giữa góc chụp ngang và góc chụp trên xuống. Điều này tạo ra một tác phẩm có góc nhìn độc đáo và thu hút sự chú ý của người xem. Với góc này bạn có thể tạo ra sự khác biệt so với những bức ảnh chụp từ góc ngang hoặc trên xuống. Đồng thời, góc chụp 3/4 còn cho phép người nhiếp ảnh tạo ra một cảm giác sâu sắc và tinh tế về món ăn. Tuy nhiên, để tạo ra một bức ảnh đẹp từ góc chụp này đòi hỏi bạn phải điều chỉnh góc chụp sao cho phù hợp với món ăn và tạo ra sự cân bằng trong bức ảnh.

Bật mí 4 thủ thuật nhiếp ảnh ẩm thực đẹp như chuyên gia Caption: Bức ảnh được chụp ở góc 3/4 độc đáo và thu hút thể hiện gần như trọn vẹn về sản phẩm (Nguồn ảnh: Ares Studio)

Góc chụp chéo

So với các góc chụp trên thì góc chụp này thường ít phổ biến và đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu cũng như tận dụng được ưu điểm của nó, bức ảnh tạo ra sẽ mang lại hiệu quả ngoài sức tưởng tượng. Đây là một góc chụp độc đáo và đầy nghệ thuật, tạo ra sự khác biệt trong cách nhìn, cũng như tăng chiều sâu cho bức ảnh. Tuy nhiên góc chụp chéo có thể làm cho bức ảnh trở nên khó nhìn và không tự nhiên nếu không sử dụng đúng cách. Vì vậy, bạn cần cân nhắc và chọn góc chụp phù hợp để tạo ra bức ảnh đẹp và thể hiện được đặc trưng của món ăn.

Bật mí 4 thủ thuật nhiếp ảnh ẩm thực đẹp như chuyên gia Caption: Góc chụp chéo - một góc chụp đặc sắc, mới lạ thể hiện chiều sâu của bức ảnh (Nguồn ảnh: Ares Studio)

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp các góc chụp khác nhau để tạo ra những bức ảnh độc đáo và ấn tượng hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng mỗi góc chụp phù hợp với từng món ăn và không nên quá tùy tiện trong việc lựa chọn góc chụp.

Bố cục sắp xếp món ăn khi chụp ảnh ẩm thực

Trong nhiếp ảnh ẩm thực, bố cục món ăn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một bức ảnh đẹp và hấp dẫn. Việc sắp xếp bố cục hợp lý, đẹp mắt làm tăng hiệu ứng thị giác cho người xem từ đó khơi gợi cảm giác thèm ăn. Lựa chọn bố cục sắp xếp sẽ tùy thuộc phong cách của người chụp và điều đặc biệt là phải bám sát với chủ đề của bức ảnh.

Bố cục hình tròn

Đây là bố cục phổ biến nhất trong nhiếp ảnh ẩm thực. Với cách sắp xếp này các món ăn được đặt ở chính giữa khung hình theo hình tròn. Bạn có thể đặt món ăn đối xứng hoặc vị trí ngẫu nhiên để tạo ra set hình độc đáo và sáng tạo. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng món ăn phải được bố trí một cách cân đối, hài hòa, tự nhiên và không quá cứng nhắc.

Bật mí 4 thủ thuật nhiếp ảnh ẩm thực đẹp như chuyên gia Caption: Món ăn được sắp xếp theo bố cục hình tròn - bố cục này thường phù hợp với một set thức ăn gồm nhiều món khác nhau (Nguồn ảnh: Chimkudo Studio)

Bố cục hình tam giác

Với bố cục này, bạn cần phải đặt các món ăn và đồ dùng theo ba góc của tam giác, mỗi góc tương ứng với một nhóm món ăn. Ví dụ, góc trên của tam giác có thể chứa món ăn chính, góc trái chứa các món ăn phụ đi kèm và góc phải chứa đồ uống hoặc tráng miệng… Việc sắp xếp này sẽ tạo ra tổng thể đẹp mắt và cân đối.

Bật mí 4 thủ thuật nhiếp ảnh ẩm thực đẹp như chuyên gia Caption: Món ăn được sắp xếp theo bố cục tam giác đơn giản và ấn tượng (Nguồn ảnh: Chimkudo Studio)

Bố cục hình Zic Zac

Kỹ thuật này tạo ra các hiệu ứng gấp khúc đặc sắc trên bức ảnh. Và nếu bạn muốn thách thức bản thân với một bố cục khác biệt hãy thử cân nhắc đến cách sắp xếp này. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý đến việc tạo ra các đường gấp khúc mượt mà và không quá cứng nhắc. Nếu sử dụng không đúng cách, kỹ thuật này có thể làm cho bức ảnh trở nên rối và khó nhìn, thậm chí có thể làm mất đi sự hài hòa của bức ảnh.

Bật mí 4 thủ thuật nhiếp ảnh ẩm thực đẹp như chuyên gia Caption: Một bố cục độc đáo mới lạ - bố cục hình ziczac (Nguồn ảnh: 佗 寂)

Lựa chọn background trong nhiếp ảnh ẩm thực

Tùy thuộc vào phong cách và chủ đề của bức ảnh, bạn có thể lựa chọn background tương ứng để tạo ra một bức ảnh đẹp và ấn tượng. Khi chọn nền bạn cần đảm bảo rằng nó phù hợp với món ăn và tạo ra một không gian hoàn hảo để món ăn được tôn lên. Trong nhiếp ảnh ẩm thực, chọn nền thường sẽ đi theo 3 hướng sau:

Background đơn giản

Tức là một phông nền với các màu đơn sắc giúp tập trung toàn bộ sự chú ý vào thức ăn và tạo ra một bức ảnh đẹp, đơn giản. Đây sẽ là một lựa chọn an toàn cho những ai không có kinh nghiệm cũng như thời gian trong việc chọn phông.

Bật mí 4 thủ thuật nhiếp ảnh ẩm thực đẹp như chuyên gia Caption: Background đơn giản với một tông nền cùng một số dụng cụ hỗ trợ (Nguồn ảnh: Chimkudo Studio)

Background phù hợp với chủ đề

Trong một vài trường hợp, bạn nên chọn nền phù hợp với chủ đề ẩm thực của bạn. Cách chọn phông này sẽ phù hợp hơn với các set chụp thay vì món ăn đơn lẻ. Ví dụ bạn cần chọn một background cho chủ đề về picnic với món chính là thịt xiên nướng và món phụ là snack, bia, salad … Trong trường hợp này sẽ chọn phông nền như thảm cỏ xanh chẳng hạn.

Bật mí 4 thủ thuật nhiếp ảnh ẩm thực đẹp như chuyên gia Caption: Background thường mang ý nghĩa và có liên hệ chặt chẽ với chủ đề món ăn. Ở trên là bữa cơm gia đình, chính vì vậy background sẽ được setup thành một không gian ấm cúm gần gũi với các gia đình Việt Nam (Nguồn ảnh: Chimkudo Studio)

Background tự nhiên

Thông thường, mọi người ít lựa chọn loại này vì nó tốn nhiều thời gian và tăng độ phức tạp cho quá trình tác nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng background như khu vườn, bãi biển, hay bất kỳ một không gian xung quanh bạn…cũng là một lựa chọn thú vị làm tăng độ tự nhiên.

Setup ánh sáng khi chụp ảnh F&B

Trong nhiếp ảnh nói chung và nhiếp ảnh ẩm thực nói riêng, ánh sáng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Để setup được ánh sáng như mong muốn không phải là điều dễ dàng bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bức ảnh. Ánh sáng không chỉ tác động đến màu sắc và độ tương phản của hình ảnh mà còn ảnh hưởng đến cảm giác và cảm xúc mà bức ảnh truyền tải.

Ánh sáng tự nhiên

Một cách đơn giản để setup ánh sáng trong nhiếp ảnh ẩm thực là sử dụng nguồn sáng có sẵn từ cửa sổ hoặc ngoài trời. Bạn có thể đặt bàn ăn gần cửa sổ để ánh sáng chiếu vào món ăn tạo ra màu sắc tự nhiên và giúp món ăn trông tươi sáng và sống động hơn. Nếu lựa chọn ánh sáng này, bạn cần phải cân nhắc góc chụp, cách bố trí thức ăn sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất.

Bật mí 4 thủ thuật nhiếp ảnh ẩm thực đẹp như chuyên gia Caption: Bức ảnh tận dụng được nguồn ánh sáng từ cửa sổ không chỉ tạo cảm giác tự nhiên mà các hiệu ứng đổ bóng cũng để lại ấn tượng (Nguồn ảnh: Chimkudo Studio)

Ánh sáng nhân tạo

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các nguồn sáng nhân tạo trong các trường hợp bất lợi về thời tiết cũng như yêu cầu quá trình chụp hình lâu. Một số nguồn sáng nhân tạo cùng thiết bị studio được sử dụng rộng rãi trong chụp ảnh F&B được kể đến như sau:

  • Bộ đèn studio

  • Bộ chiếu sáng

  • Bức thiết bị chụp ánh sáng

Quá trình setup ánh sáng nhân tạo trong chụp ảnh F&B đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm để tạo ra một ánh sáng tốt nhất cho bức ảnh.

Đối với việc setup ánh sáng khi chụp ảnh F&B, bạn cần phải lựa chọn phù hợp với phong cách và chủ đề của ảnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ hoặc sử dụng nguồn sáng nhân tạo để tạo ra hiệu ứng ánh sáng đặc biệt. Chú ý đến việc tạo cân bằng và tận dụng sự chói sáng để tạo nên một bức ảnh ẩm thực đẹp và chuyên nghiệp.

1