Hình ảnh cây tam thất nam và hoa của nó
Thông tin về củ tam thất
củ tam thất là một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền với các cái tên như kim bất hoán, sâm tam thất. Trong ngôn ngữ khoa học, chúng được gọi là Panax Pseudoginseng Wall. Loại cây này thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), cây thân thảo sống lâu năm trong rừng núi.
Phân loại dược liệu
Củ tam thất có hai loại chính là tam thất nam (cẩm địa la, tam thất gừng hay khương tam thất) và tam thất bắc (sâm tam thất).
- Tam thất nam: Loại này có vỏ củ màu trắng vàng, hình dạng giống quả trứng gà. Vỏ củ chia thành nhiều nhánh mọc xung quanh, phần lõi trong màu trắng ngà, mùi khá giống gừng, vị cay nóng.
- Tam thất bắc: Củ cây tam thất bắc trông giống hình con ốc hoặc hình trụ, có màu xám xanh hoặc đen bóng sáng.
Mô tả dược liệu
Tam thất nam và tam thất bắc đều là cây lâu năm sinh trưởng tự nhiên ở vùng núi cao và lạnh. Đặc điểm nhận dạng các bộ phận của cây như sau:
- Thân cây: Tam thất bắc có dạng thân thảo, chỉ mọc một thân chính, ít phân nhánh. Chiều cao của cây khoảng 30 - 50cm. Tam thất nam thường mọc lá từ sát gốc, giống như thân cỏ.
- Lá: Lá tam thất bắc mọc thành cụm 5 - 7 phiến, nối với thân bằng cánh chung và cánh chét. Mỗi phiến lá có hình mác dài, chứa nhiều răng cưa ở mép, có lông cứng và gân. Tam thất nam có lá mọc từ sát mặt đất với cuống dài, phiến lá to, màu tím và xanh.
- hoa tam thất : Hoa mọc theo cụm ở phần ngọn hoặc các tán đơn, màu hoa vàng lục nhạt, có 5 cánh nhỏ. Mùa hoa từ tháng 5 đến tháng 7. Riêng tam thất nam có hoa màu tím mọc sát từ đất lên, giống với hoa lan.
- Quả: Quả tam thất có hình cầu dẹt, màu đỏ rực. Mùa quả từ tháng 8 đến tháng 10.
- Hạt: Mỗi quả tam thất chứa nhiều hạt hình cầu, màu trắng.
- Củ tam thất: Củ hay toàn bộ phần rễ của cây này chia nhiều nhánh nhỏ quanh củ cái, màu vàng nâu bên ngoài và màu trắng ngà bên trong. Đây là bộ phận chính được sử dụng trong nhiều bài thuốc.
Tam thất bắc rất rễ nhầm lẫn với nhiều dược liệu khác
Trồng, thu hoạch củ tam thất và sơ chế, bảo quản
Củ tam thất là một vị thuốc quý, nhưng lại mọc lâu năm mới cho thu hoạch, do đó nguồn cung ngày càng khan hiếm. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu, người ta đã nhân giống và trồng cây tam thất tại vườn.
Cách trồng tam thất
Để trồng củ tam thất, trước tiên cần chọn giống cây tốt. Tam thất có thể nhân giống từ cây con hoặc ươm từ hạt, nhưng loại cây con tự nhiên được xem là tốt hơn.
- Chọn vườn trồng ở vùng rừng núi, có khí hậu mát hoặc lạnh, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Thời gian trồng tốt nhất là vào mùa xuân, khi có những cơn mưa phùn.
- Trồng cây ở bầu đất rồi đem vào vườn trồng, khoảng cách 20 x 20cm trên luống rộng 1.5m. Cần chăm sóc cây đủ nước, che chắn nắng và làm cỏ để cây phát triển tốt hơn.
- Thu hoạch củ tam thất sau 5 - 7 năm, từ mùa hè đến mùa thu. Sau khi đào về, rửa sạch đất cát, cắt rễ con và phơi khô hoặc sấy công nghiệp.
- Củ tam thất đã phơi khô phải được bảo quản ở nơi khô ráo, độ ẩm dưới 13%.
Khi sử dụng làm dược liệu, củ tam thất có thể được bào chế theo các cách sau: tạo thành bột, sử dụng củ tươi, bào chế thành viên hoàn giọt hoặc ủ với rượu. Tùy thuộc vào cách bào chế, tam thất được dùng để điều trị các bệnh khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm hiểu kỹ và không tự ý sử dụng.
Cách dùng tam thất
Dù rất hữu ích, tam thất chỉ nên được sử dụng ở dạng bột hoặc nước, cao lỏng với liều lượng từ 4 - 8g mỗi ngày. Cũng có thể rắc hoặc giã tươi đắp ngoài da.
Có độc không?
Hiện nay, chưa có nghiên cứu tìm ra độc tính cụ thể của củ tam thất. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, cần cẩn trọng khi kết hợp với các loại dược liệu khác.
Thành phần và công dụng chữa bệnh của củ tam thất
Củ tam thất nam và củ tam thất bắc được sử dụng rộng rãi trong Y học Đông y. Có nhiều mẹo chữa bệnh dân gian cũng dùng tam thất như một loại thuốc quý. Củ tam thất có tác dụng như thế nào? Khoa học đã và đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra câu trả lời.
Phân tích thành phần
Củ tam thất chứa các thành phần sau:
- Saponin: Có các dạng Triterpenoid saponin, Steroid saponin và Glicoancaloit dạng steroit. Các chất này có hiệu quả kháng nấm, khuẩn và ức chế virus gây bệnh. Tam thất được sử dụng để trị những bệnh viêm nhiễm.
- Axit Oleanolic: Giúp bảo vệ tế bào gan, chống lại tác nhân ung thư và ngừa lão hóa.
- Đường khử: Dùng thay đường để tạo vị ngọt mà không gây bệnh.
Ngoài ra, củ tam thất còn chứa 16 acid amin khác như Phenylalanin, Leucin, Isoleucin, Valin, Prolin, Histidin, Lysin, và Cystein. Nhiều khoáng chất như sắt và canxi cũng tốt cho sức khỏe.
Công dụng chữa bệnh
Dựa trên thành phần được tìm thấy, các nhà khoa học đã mở rộng nghiên cứu và phát hiện ra rằng:
- Củ tam thất giúp chống lại tình trạng rối loạn ở nhịp tim và ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giãn mạch máu.
- Củ tam thất giúp cầm máu, tiêu khối máu trong nội tạng và làm lành vết thương nhanh chóng.
- Tam thất có tác động lên viêm da, mụn trứng cá và bảo vệ tóc khỏi hư tổn, gãy, rụng.
- Củ tam thất có thể giảm nhịp tim và huyết áp.
- Củ tam thất hỗ trợ hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa và giảm đau, viêm.
Theo Y học cổ truyền, tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn và được dùng để bồi bổ cơ thể, trị các tình trạng ứ huyết, chỉ huyết, làm tiêu thũng, định thống.
Các bài thuốc từ củ tam thất trong Đông y, dân gian
Củ tam thất được sử dụng để chữa nhiều bệnh trong Đông y và Y học dân gian. Sau đây là một số bài thuốc phổ biến:
- Bài thuốc trị ứ huyết: Sử dụng 2 - 3g bột tam thất pha với nước ấm và uống 3 lần mỗi ngày.
- Trị đau thắt ở ngực: Dùng 3 - 6g bột tam thất pha với nước và uống 1 cốc hàng ngày.
- Trị ra máu sau sinh: Lấy 8g bột tam thất hoà với nước và uống 2 lần mỗi ngày.
- Chữa suy nhược cơ thể: Sử dụng 30g hỗn hợp bột tam thất, sâm bố chính, mẫu đơn đỏ và kê huyết đằng để sắc lấy nước và uống mỗi ngày.
- Trị đau bụng kinh: Dùng 3g bột tam thất pha với nước và uống 3 lần mỗi ngày hoặc dùng 4g tam thất và cỏ vùi đầu sắc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày trong 7 ngày.
Những điều cần biết khi dùng củ tam thất
Giống như mọi loại thuốc, tam thất cũng cần được sử dụng một cách cẩn thận. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng củ tam thất:
- Tránh sử dụng tam thất khi cơ thể bị cảm lạnh, đang rong kinh, mang bầu, hoặc là trẻ nhỏ.
- Hãy thận trọng với việc sử dụng tam thất nếu bạn đang dùng các loại thuốc chống đông máu hoặc cầm máu.
- Không nên dùng quá 9g củ tam thất mỗi ngày.
Tìm hiểu thêm về tam thất và các cách sử dụng phù hợp để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh.