Giới thiệu du lịch Phú Quốc từ thuở hoang sơ đến thủ phủ của du lịch (Nguồn: Internet)
Giới thiệu chung về Phú Quốc
1- Vị trí
Phú Quốc là một huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam. Hòn đảo này nằm trong vịnh Thái Lan, cách đất liền khoảng 45km và cách thành phố Rạch Giá khoảng 120km. Phú Quốc có hình dáng con cá đang vẫy đuôi với phần đầu là khu vực Bắc đảo, phần giữa là thị trấn Dương Đông và phần đuôi là khu vực Nam đảo.
Phú Quốc có diện tích 590,27 km² với 22 đảo lớn nhỏ, 99 ngọn núi mang đến một nét đẹp hoang sơ, bờ biển dài và đẹp, sự đa dạng của sinh thái rừng nhiệt đới, có bề dày về lịch sử văn hóa bản địa.
Vì nằm gọn trong vịnh Thái Lan nên biển Phú Quốc rất êm, nước biển trong xanh thấy đáy là điểm mạnh có một không hai của khu vực. Bên cạnh đó, việc giao thương với các nước láng giềng như Campuchia, Thái Lan cũng vô cùng thuận lợi để di chuyển nhờ Phú Quốc nằm trong tuyến đường biển quan trọng phía Nam Việt Nam.
Nhìn trên bản đồ, Phú Quốc có hình dáng giống “con cá” nằm riêng biệt trong vịnh Thái Lan
2- Lịch sử
Lịch sử Phú Quốc từ khi khai hoang đến trước năm 1985 vốn là một vùng đất “hỗn loạn” do:
- Từ thế kỷ thứ V TCN, con người bắt đầu xuất hiện ở Phú Quốc, mang đặc trưng của văn hóa Óc Eo - tập trung vào phát triển trồng lúa nước, đánh bắt thuỷ hải sản, sinh hoạt ở khu vực kênh rạch.
- Từ những năm 1600 - 1800, Phú Quốc là nơi sinh sống của người Campuchia, Khmer, Việt Nam và Trung Quốc. Giai đoạn này, những vị vua Khmer đã thành lập ra những thương cảng để trao đổi mua bán với các thương nhân Trung Quốc, Bồ Đào Nha và thời gian này cũng xảy ra nhiều trận chiến giữa các dân tộc.
- Sau khi quân Pháp xâm lược Việt Nam, năm 1946, người Pháp đã xây dựng đồn điền cao su, đồn điền hồ tiêu, trồng dừa và xây dựng một nhà tù trên đảo năm 1953 - lúc bấy giờ đây là nhà tù lớn nhất Đông Nam Á. Sau khi lấy lại chính quyền năm 1955, Mỹ - Ngụy tiếp tục sử dụng nơi đây để giam giữ tù binh chính trị, mãi cho đến năm 1975 nhà tù chính thức ngừng hoạt động và trở thành di tích cấp quốc gia năm 1995.
- Trong khoảng 1975 - 1979 diễn ra chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia. Hiệp ước được ký kết vào năm 1985 khẳng định chủ quyền Việt Nam trên đảo Phú Quốc.
Sau năm 1985, Phú Quốc phát triển và trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu châu Á.
3- Văn hóa & Con người
Phú Quốc được xem là nơi sản sinh ra Đạo Cao Đài xuất hiện vào năm 1926. Tại thị trấn Dương Đông Phú Quốc, nhiều người trong tôn giáo Cao Đài đã hợp lại với nhau và cho xây dựng Thánh Thất Dương Đông hay còn gọi là chùa Cao vào năm 1961.
Ngoài ra, ở Phú Quốc có một số lễ hội lớn như lễ hội Dinh Bà Ông Lang, lễ hội Đình Thần Dương Đông, lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu… thường được tổ chức vào các dịp đầu năm để người dân dâng lên những mâm lễ vật để cầu mong cho 1 năm phát đạt, cầu mưa thuận gió hòa, thuận buồm xuôi gió cho những chuyến đi biển.
Người dân ở Phú Quốc phần lớn là người gốc Hoa đã sinh sống ở đây từ lâu đời. Không chỉ đặc trưng với khả năng chế biến, nấu ăn ngon, người dân Phú Quốc còn có tính cách thật thà, giản dị. Với đặc trưng địa hình biển, đảo, người dân Phú Quốc đa số sinh sống bằng nghề chài lưới hoặc một số nghề truyền thống như làm nương, làm rẫy. Khi đến Phú Quốc bạn có thể bắt gặp những nụ cười thân thiện, ánh mắt nồng hậu và lòng hiếu khách của người dân lao động nơi đây.
Người dân Phú Quốc hiền hậu, chất phác và rất hiếu khách du lịch
Hành trình phát triển của du lịch Phú Quốc
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất với bờ biển dài tới 150km và duy nhất của Việt Nam không phải gánh chịu ảnh hưởng từ bão, tạo nên lợi thế “vàng” để Phú Quốc phát triển du lịch thuận lợi. Thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Quốc bờ biển dài tới 150km giúp nơi đây có thể khai thác tối đa dịch vụ du lịch. Năm 2006, huyện đảo Phú Quốc được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã khiến hòn đảo này dần trở thành cái tên quen thuộc trên bản đồ du lịch quốc tế.
Hòn đảo Ngọc Phú Quốc được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (Nguồn: Internet)
Phú Quốc những năm 2000: “Viên kim cương thô” giữa Vịnh Thái Lan
Phú Quốc năm 2000 vẫn còn là một hòn đảo hoang sơ, được bao phủ bởi hệ sinh thái động thực vật đa dạng, với nhiều loài sinh vật biển quý hiếm, nước trong xanh, san hô đầy màu sắc. Dân cư trên huyện đảo lúc bấy giờ rất thưa thớt, chỉ khoảng 50.000 người, chủ yếu là các ngư dân đánh bắt thủy sản và trồng tiêu. Hầu hết người dân sống trong các làng chài ven biển, với cuộc sống giản dị, mộc mạc.
Thời điểm đầu năm 2000 Phú Quốc chưa được khai phá và biết đến nhiều như hiện nay. Hòn đảo này vẫn còn là một điểm đến du lịch mới mẻ, thu hút một lượng khách du lịch nhỏ, chủ yếu là khách nội địa.
Đảo Phú Quốc những năm 2000 vẫn còn hoang sơ (Nguồn: Internet)
Phú Quốc giai đoạn 2010 - 2015: “Lấy đà” tăng trưởng
Du lịch Phú Quốc giai đoạn 2010 - 2015 đã có những tăng trưởng rõ rệt khi lượng khách đến Phú Quốc tăng nhanh, từ 148.598 lượt khách (2005) tăng lên 230.000 lượt khách (2010) và đạt khoảng 1 triệu lượt khách trong năm 2015.
Để có được những bước đầu khởi sắc trên, các cơ quan bộ ngành đã phê duyệt cho 75 dự án, với tổng vốn 52.337 tỷ đồng đầu tư vào Phú Quốc vào năm 2010. Đến năm 2012, sân bay quốc tế Phú Quốc có tổng vốn đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng với quy mô 900ha chính thức đưa vào hoạt động, tạo ra khả năng kết nối thuận lợi bằng đường hàng không tới nhiều quốc gia như Singapore, Malaysia, Campuchia, Nga, Thái Lan… nhằm rút ngắn thời gian di chuyển cho nhiều du khách trong nước và quốc tế đến với huyện đảo.
Sân bay Quốc tế Phú Quốc đã tạo điều kiện di chuyển thuận lợi, thu hút nhiều du khách quốc tế đến đây (Nguồn: Internet)
Cao điểm nhất là năm 2014 khi Phú Quốc chính thức có điện lưới quốc gia với cáp ngầm xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc dài 55,8km với tổng mức đầu tư là 2.336 tỷ đồng, đưa Phú Quốc trở thành đô thị loại 2 và là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam.
Đảo Phú Quốc đã có điện lưới quốc gia nhờ cáp ngầm Hà Tiên - Phú Quốc (Nguồn: Internet)
Đến năm 2015, nhà máy nước Dương Đông chính thức đi vào hoạt động với mức đầu tư 296 tỷ đồng nhằm mở rộng phạm vi phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân thị trấn Dương Đông, các trung tâm đô thị tại xã Dương Tơ và Cửa Cạn.
Sau những nỗ lực “thay áo mới”, Phú Quốc không chỉ thu hút khách du lịch mà còn tạo ấn tượng cho các “ông lớn” đầu tư chiến lược phát triển hạ tầng du lịch tại Phú Quốc. Tính đến cuối năm 2015, Phú Quốc đã có thêm 700 phòng khách sạn 5 sao, dần khẳng định vị trí của ngành du lịch Phú Quốc trên thế giới.
Phú Quốc ngày một phát triển, thu hút nhiều dự án đầu tư và trở thành thành phố biển đầu tiên của Việt Nam (Nguồn: Internet)
Phú Quốc giai đoạn 2018 - nay: Du lịch “thăng hoa”
Với đà tăng trưởng không ngừng, năm 2018 du lịch Phú Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc, hệ thống đường giao thông trên đất liền và trên biển đã được xây dựng đồng bộ và ổn định. Với tiềm năng đó, Phú Quốc đã phát triển mạnh một số loại hình du lịch như: du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch thể thao, mạo hiểm; du lịch nghiên cứu, khám phá… Tính đến 2019, Phú Quốc đã có hơn 22.000 phòng lưu trú với hơn một nửa số phòng lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao từ các tập đoàn lớn.
Những công trình biểu tượng tại Phú Quốc đã giúp đảo Ngọc phát triển du lịch mạnh mẽ (Nguồn: Internet)
Phú Quốc đã đón chào hàng loạt khu vui chơi giải trí mở cửa, tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước. Nổi bật trong số đó là Sun World Hon Thom với công viên nước hiện đại nhất châu Á, sở hữu hệ thống cáp treo 3 dây vượt biển dài nhất thế giới được tổ chức Guinness thế giới công nhận và Thị trấn Hoàng
Conclusion
Phú Quốc đã trải qua một hành trình phát triển đáng kể để trở thành một điểm du lịch hàng đầu châu Á. Từ một hòn đảo hoang sơ, Phú Quốc đã phát triển hạ tầng du lịch, thu hút đầu tư và tạo lợi thế nổi bật trên bản đồ du lịch quốc tế. Với nhiều loại hình du lịch đa dạng và vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt đẹp, Phú Quốc đang trở thành một thiên đường đảo không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước.