Miền Nam Việt Nam luôn được thiên nhiên ban cho những sản vật đa dạng và phong phú. Ẩm thực miền Nam không chỉ mang nét phóng khoáng và bình dị như con người nơi đây, mà còn có những hương vị hấp dẫn làm nao lòng những người thưởng thức.
Ảnh: Ẩm thực miền Nam.
1.1 Đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Nam
Nét đặc trưng văn hóa ẩm thực Miền Nam được chia thành các vùng thiên nhiên rõ rệt: vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ hay đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là vùng cây công nghiệp và cây ăn trái, trong khi vùng Tây Nam Bộ có hệ thống kênh ngòi chằng chịt thích hợp cho trồng cây lúa nước.
Cùng với đó, Miền Nam còn được ban tặng một khí hậu nhiệt đới gió và thiên nhiên trù phú đã giúp người dân sáng tạo nên nhiều món ăn ngon và độc đáo. Khi đến Miền Nam, bạn sẽ dễ dàng nhận ra các đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Miền Nam như:
a) Các món ăn chế biến theo mùa
Điều đặc trưng của ẩm thực miền Nam là các món ăn được chế biến theo mùa. Ví dụ, nếu bạn đến vào mùa nước nổi, bạn sẽ được thưởng thức cá đồng, cá linh, bông súng, bông điên điển và nhiều loại sản vật khác mà thiên nhiên ban tặng. Còn nếu bạn đến vào mùa gặt, bạn sẽ được thưởng thức các món như rau đắng, cua đồng, cá lóc, rắn và nhiều món ăn khác được làm nên từ những sản vật tươi ngon của mùa gặt.
b) Ẩm thực thể hiện sự dân dã, mộc mạc
Ẩm thực miền Nam thể hiện sự dân dã và mộc mạc như chính người dân nơi đây. Các món ăn của người miền Nam thường không cầu kỳ như người miền Bắc và miền Trung.
Các món ăn miền Nam được chế biến đơn giản, kết hợp với các loại rau có sẵn và dễ kiếm như đọt sen, bông súng, bông điên điển... đã tạo nên những bữa cơm ấm áp và chiêu đãi thực khách ghé thăm. Những hương vị bình dị và tươi ngon này sẽ để lại ấn tượng khó phai trong lòng người thưởng thức.
c) Kết hợp đa dạng từ nhiều vùng miền
Điều làm nên sự hấp dẫn và say lòng của các du khách khi ghé thăm miền Nam chính là sự hòa trộn của các nền ẩm thực khác nhau. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những món ăn kết hợp đa dạng từ ẩm thực miền Trung, miền Bắc và văn hóa Khmer.
Các món ăn từ các miền khác đã được du nhập và biến tấu để phù hợp với khẩu vị của người miền Nam. Ví dụ, món phở miền Bắc khi đến Miền Nam đã được chia thành nhiều loại khác nhau, mang đến nhiều sự lựa chọn cho thực khách. Bánh tráng miền Trung khi đưa vào miền Nam cũng được chế biến cầu kỳ và trở thành món ăn vặt được nhiều người ưa chuộng.
e) Vị ngọt đặc trưng trong các món ăn
Điều dễ dàng nhận thấy trong đặc trưng của ẩm thực miền Nam là vị ngọt trong những món ăn. Trong khi các món ăn miền Bắc có sự đậm đà và miền Trung mang hương vị cay nồng từ ớt, thì vị ngọt là gia vị đặc trưng được nêm nếm trong rất nhiều món ăn của người miền Nam. Từ những món ăn hàng ngày cho đến những món đặc sản, người miền Nam luôn thiên về vị ngọt.
1.2 Các ngày lễ hội miền Nam
Hãy cùng Hải Đăng Travel khám phá các ngày lễ hội miền Nam được tổ chức hàng năm.
Ảnh: Ẩm thực miền Nam.
a) Lễ hội Bà Chúa Xứ, Châu Đốc, An Giang
Lễ hội Bà Chúa Xứ diễn ra từ đêm 23 đến đến 27 tháng 4 âm lịch và là lễ hội tôn giáo mang đậm bản sắc văn hóa miền Tây Nam bộ. Mỗi năm, lễ hội thu hút đông đảo tín đồ Phật tử từ khắp đất nước về chiêm bái và cầu tài lộc.
Lễ hội gồm hai phần. Phần lễ có 4 lễ chính: rước bốn bài vị từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà, lễ Túc Yết, lễ Xây Chầu - Hát Bội và lễ Chính Tế. Phần hội diễn ra vui tươi với các hoạt động văn hóa dân gian như múa lân, múa mâm thao, múa chén,...
b) Lễ hội đua bò Bảy Núi, An Giang
Hội đua bò diễn ra từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 (29/8 - 2/9) ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc Khơ Me miền Tây Nam bộ.
Những đôi bò tham gia lễ hội được chọn ra từ những chú bò khỏe mạnh và nhanh nhẹn nhất. Khoảng 2 tháng trước lễ hội, bò được nghỉ ngơi, ăn uống và tập luyện theo chế độ đặc biệt để chuẩn bị cho cuộc đua.
Lễ hội đua bò náo nhiệt và hấp dẫn hàng năm, thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan.
c) Lễ hội cúng trăng Ok Om Bok
Lễ hội Ok Om Bok diễn ra vào giữa tháng 10 âm lịch và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Lễ hội nhằm bày tỏ lòng biết ơn và tôn vinh thần Mặt Trăng, vị thần bảo hộ mùa màng. Lễ hội diễn ra nhiều nơi, trong đó có Sóc Trăng và Trà Vinh.
Trong lễ hội, nhiều nghi thức cúng bái được tổ chức ở nhà và tại chùa. Lễ vật cúng Trăng thường là các sản phẩm nông sản như chuối, dừa, khoai lang, khoai mì, cam, quýt, cốm dẹp,... Lễ vật được chuẩn bị sẵn, chờ đến khi trăng lên, gia chủ khấn vái và tạ ơn thần Mặt Trăng đã phù hộ một năm làm ăn tốt đẹp và cầu mong mùa mới thuận lợi. Lễ hội cúng trăng Ok Om Bok còn có các hoạt động truyền thống như đua ghe ngo, thả đèn nước và các trò chơi dân gian như kéo co, đập niêu, nhảy bao bố,...
d) Tết Khơ Me Chol Chnam Thmey
Chol Chnam Thmey là ngày tết cổ truyền của người Khơ Me, diễn ra vào giữa tháng 4 và kéo dài trong 3 ngày.
Lúc này, người dân dọn dẹp, trang trí nhà cửa và chuẩn bị nhiều thức ăn, bánh trái. Trẻ em thường được mua quần áo mới. Ngày đầu tiên của lễ hội, mọi người mang lễ vật đến chùa để làm lễ rước đại lịch. Ngày thứ hai làm lễ dâng cơm sáng và trưa cho các nhà sư ở chùa và sau đó đắp núi cát theo 8 hướng để tìm duyên. Ngày thứ ba là lễ tắm tượng Phật nhằm gột rửa những điều không may của năm cũ và chào đón năm mới.
Trong lễ hội Chol Chnam Thmey, mọi người thường viếng thăm nhau và có các hoạt động chủ yếu tại chùa.
e) Hội đình Bình Thủy
Hội đình Bình Thủy nằm ở tỉnh Cần Thơ và là nơi diễn ra hai lễ hội lớn hằng năm: lễ hội Thượng Điền vào ngày 14, 15 tháng 4 âm lịch và lễ Hạ Điền vào ngày 15 tháng chạp để tạ ơn ruộng đồng.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, đình Bình Thủy sôi động với người dân và du khách mang lễ vật đến cúng đình và tổ chức các hoạt động vui tươi như đua thuyền, đấu vật, hát bội, cải lương, múa lân,...