Xem thêm

Tổng Hợp Thơ Ca Châm Biếm Về Lô Đề Cờ Bạc Hài Hước Và Ý Nghĩa Nhất

MAI THỊ NHUNG

Trong văn hóa dân gian, thơ ca thường được sử dụng để truyền đạt những thông điệp sâu sắc về cuộc sống. Tuy nhiên, khi nói đến lô đề và cờ bạc, thơ ca trở thành công cụ truyền thông nhằm nhắc nhở về những hiểm họa và nguy cơ mà việc tham gia vào cuộc chơi này mang lại. Dưới đây là một bài viết về thơ, ca dao và tục ngữ hài hước nhưng đầy châm biếm liên quan đến lô đề và cờ bạc.

Thơ Hài Châm Biếm Về Lô Đề

Trong xã hội ngày nay, những bài thơ lô đề hàng ngày được các tác giả xen lẫn các yếu tố đời thường một cách hài hước nhưng sâu trong đó là những ý nghĩa vô cùng sâu xa và châm biếm.

Bài 1

Chồng con xóc đĩa lô đề

Vợ cày sino bỏ bê việc nhà

Chơi bời quen thói xa đọa

Đồng vợ đồng chồng thật đáng chê

Ham tiền kiếm trác trong cơn phê

Lập nghiệp làm ăn lại bỏ bê

Tiền tài hao hụt hết vào đam mê

Chẳng mấy mất hết ra đê mà ở.

Bài 2

Hai sáu, hai tám con gà

Ba sáu, bảy sáu liêu xiêu bà vải

Hai mốt sáu mốt thấy Thúy Kiều

Nếu dính kiếp nợ đời chắc tan tiêu

Ba bảy, bảy bảy kêu than ông trời

Ghi mãi không trúng khan tiền mất thôi

Hay thử thần tài thôi coi sao

Ba chín, bảy chín thế nào cũng vô

Thế là chờ tới tết công gô

Ba mốt, bảy mốt chơi vòng con tôm

Hết gạo hết tiền bỗng lông bông

Nhà cửa nhếch nhác chẳng ra làm sao

Sáu hai luận từ bồ câu

Hai chín, tám chín là trâu đang cày

Nếu tìm con vật đang ngủ ngày

Chín tư, năm mốt chốt ngay con mèo

Tuy nhiên đây chắc phận nghèo.

Bài 3

Đầu lục đầu ngũ xin lui

Hên xui để thay bảy tám hôm nay

Tổng ba hãy nhớ dừng ngay

Tám năm năm tám bay đầy trời nổ.

Bài 4

Mộng đêm bỗng thấy con gà

Sáng ra tỉnh dậy nổ mạnh hai tám

Nếu thấy số xổ con ngan

Không bốn tiếp đánh có gan làm giàu

Ăn ở ra sao xổ con trâu

Chốt liền 09 đánh sâu hai đài

Nếu mai bỗng thấy con nai

Ba tư chơi tiếp cuộc đời đổi thay

Nhưng không vận lỡ số hết thời

Đánh ngay bẩy ba xơi ngay tiền tài

Thánh lô thánh đề gần xa nghiện nặng

Mỗi ngày thơ thẩn luận vào luận ra.

Bài 5

Học hành vốn chẳng ham chi

Cờ bạc lô đề số gì cũng biết

Tôi lại được cái mát tay

Cầm bài tất đỏ loay hoay trúng liền

Số tôi lại có nhiều duyên

Đàn bà yêu thích đàn ông ghét bỏ

Chiều chiều lại chốt con đề

Tối về nhận thưởng thấy phê quá trời

Bác nào cảm thấy mơ hồ

Em đưa một số đề nổ mạnh đừng chê.

Ca dao châm biếm về lô đề cờ bạc

Ca dao là một thể thơ dân gian từ xa xưa, được truyền truyền tai nhau với rất nhiều hình thức. Những bài ca dao về cờ bạc của các cụ xưa với câu từ chân thực, vần điệu bắt tai, nội dung truyền tải những bài học vô cùng giá trị về vấn nạn lô đề cờ bạc mà ai nghe xong cũng phải gật gù tâm đắc.

Bài 1

Chiều chiều ra đứng bờ sông

Hỏi thăm chú lái: Nào chồng em đâu?

– Chồng em đang ở Khuê Cầu

Đánh thua quay đất những đầu tháng giêng

Cầm khăn, bán áo cổ kiềng

Bán nón quai lụa, bán chiêng, cố nồi

Bây giờ túng lắm em ơi

Có tiền riêng giấu mẹ mà nuôi lấy chồng!

Bài 2

Nước nguồn chảy xuống ruộng dâu

Thấy anh đánh bạc lùa trâu đi cầm

Cầm trâu, cầm áo cầm khăn

Cầm dây lưng lụa, xin đừng cầm em.

Bài 3

Cha già con dại anh ơi

Anh đi cờ bạc suốt đời suốt năm.

Anh thiêu hàng chục hàng trăm

Em đi bán vải nhặt dăm ba đồng.

Cha già con dại chờ mong

Anh đi vui thú chơi rong một mình.

Uổng công cha mẹ sinh thành,

Uổng công gánh chữ chung tình của em.

Bài 4

Phụ mẫu cưới em về, có vòng vàng chuỗi hột

Anh mê cờ bạc, lột bán sạch trơn.

Bài 5

Con chuột rúc rích ao cần

Chồng thức vợ ngủ, chồng lần ra đi

Chồng đánh bạc vợ khóc tỉ ti

Năm xung tháng hạn, của đi thay người

Nó đánh chuyến trước hết bảy quan hai

Cửa nhà cơ nghiệp, quần dài áo bông

Bán đi trả nợ cho chồng

Còn ăn hết nhịn bằng lòng chồng con

Đắng cay như ngậm bồ hòn

Đắng thì phải chịu, thở than người cười.

Thơ, ca dao và tục ngữ về lô đề và cờ bạc là những lời cảnh tỉnh sâu sắc về sự nguy hiểm của bộ môn này. Mọi người chúng ta hãy nhìn những con người sa ngã mà làm gương, không bao giờ chỉ vì chút ham muốn mà đánh mất bản thân và gia đình cho những thứ vô bổ và độc hại.

Còn nhiều chủ đề thú vị về blog phong thủy để bạn đổi vận tại chuyên mục blog (https://www.thepoetmagazine.org/blog/) của The POET magazine.